VnEco

0 Orders
#
In stock

Mô tả sản phẩm

 

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC CỦA CHẾ PHẨM THỬ NGHIỆM VNECO VỚI MỘT SỐ NẤM GÂY BỆNH CÂY TRỒNG

 

  1. Mục đích: Tìm hiểu hiệu lực của chế phẩm VNECHO phòng trừ một số nấm và tuyến trùng gây bệnh trên một số cây trồng
  2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1. Vật liệu

– Các loài nấm và tuyến trùng gây bệnh trên một số cây trồng

– Môi trường dinh dưỡng nhân tạo, các dụng cụ thí nghiệm trong phòng và trong nhà lưới

2.2. Nội dung

Khảo nghiệm hiệu lực của chế phẩm VNECO đối với:

– Nấm gây bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) trên lúa,

– Nấm gây bệnh đốm trắng thanh long (Neoscytalidium dimidiatum),

–  Nấm gây bệnh chết nhanh (Phytophthora tropicalis) trên hồ tiêu,

– Nấm Fusarium sp., Rhizoctonia sp., và tuyến trùng trong đất tái canh cà phê tại Đăk Lăk

3.3. Phương pháp thí nghiệm

3.3.1. Thí nghiệm trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo

Chế phẩm VNECO được pha trong môi trường PDA ở các nồng độ 0,1; 0,15; 0,2%, sau đó được đổ lên các hộp petri khử trùng. Cấy truyền miếng thạch có chứa nấm gây bệnh vào điểm giữa hộp petri. Các hộp petri được đặt trong tủ định ôn ở nhiệt độ 280C. Theo dõi đường kính tản nấm sau 2,4,6 và 8 ngày sau khi cấy truyền nấm. Mỗi công thức được nhắc lại 3 lần, mỗi lần 3 hộp petri. Hộp petri không xử lý chế phẩm là công thức đối chứng.

3.3.2. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với đất có chứa nấm Phytopthora.

Xử lý chế phẩm ở các nồng độ khác nhau trong hộp có chứa đất nhiễm nấm Phytophthora và đặt trong tủ định ôn ở nhiệt độ 250C. Sau một tuấn, 100 g đất đã xử lý chế phẩm được đặt trong cốc có chứa nước cất vô trùng. Mỗi cốc được thả 20 miếng hoa hồng có kích thước 2x2cm. Quan sát sự mất màu của cánh hoa hồng do nấm Phytophthora gây ra.

3.3.3. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của thuốc đối với đất có chứa nấm Fusarium sp.

Xử lý chế phẩm ở các nồng độ khác nhau trong hộp có chứa đất nhiễm nấm Fusarium sp… Sau một tuấn, 10 g đất đã xử lý chế phẩm được pha loãng đến 10-3. Nhỏ 1ml dung dịch pha loãng và hộp petri có chứa nôi trường dinh dưỡng PDA có kháng sinh và tran đều trên bề mặt môi trường. Các hộp petri được đặt trong tủ định ôn ở nhiệt độ 280C. Mỗi công thức thí nghiệm (nồng độ thuốc) nhắc lại 3 lần, mỗi lần 3 hộp petri. Theo dõi sự sinh trưởng phát triển của nấm Fusarium sau 2,4,6 và 8 ngày thí nghiệm.

3.3.4. Thí nghiệm thử nghiệm hiệu lực của thuốc với tuyến trùng

  1. Thí nghiệm vào nước có chứa tuyến trùng.

Tuyến trùng được thu thập từ đất tái canh cà phê tỉnh Đăk Lăk. Đếm số lượng tuyến trùng đã thu thập và hòa đều trong các cốc nước. Mỗi nồng độ chế phẩm tiến hành trên 3 cốc. Theo dõi mật độ tuyến trùng sau 1,2 ngày làm thí nghiệm.

  1. Thí nghiệm vào đất có chứa tuyến trùng

– Cho đất có chứa tuyến trùng vào các cốc làm thí nghiệm, mỗi cốc 100g đất, mỗi công thức thuốc tiến hành trên 3 cốc.

– Bẫy tuyến trùng từ các cốc này sau 1 nghày làm thí nghiệm với phương pháp bẫy tuyến trùng trong BVTV.

– Đếm số lượng tuyến trùng bẫy được sau 1,2 ngày làm thí nghiệm.

III. Kết quả thí nghiệm

3.1. Thí nghiệm thử VNECO đối với nấm Pyricularia oxyzae gây bệnh đạo ôn lúa


Bảng 1. Hiệu lực của chế phẩm VNECO với nấm Pyricularia oxyzae

Công thức thí nghiệm Đường kính tản nấm (cm)
Ban đầu Sau 2 ngày Sau 4 ngày Sau 6 ngày Sau 8 ngày Sau 11 ngày HQ (%)
VNECO nồng độ 0,1% 0,5 0,84b 1,68d 2,38d 2,89d 3,91d 54,4
VNECO nồng độ  0,15% 0,5 0,63a 1,03c 1,43c 1,81c 2,36c 75,1
VNECO nồng độ 0,2% 0,5 0,59a 0,87b 1,11b 1,39b 1,78b 82,9
Anvil 0,2% 0,5 0,50a 0,69a 0,80a 0,68a 0,89a 94,8
Đ/C (không XL thuốc) 0,5 1,61a 3,30e 4,83e 6,41e 7,97e
LSD5%   0,71 0,13 0,20 0,22 0,39

Kết quả bảng 1 cho thấy, chế phẩm có hiệu lực trong việc ức chế sự phát triển của sợi nấm pyricularia oxyzae ở tất cả các nồng độ làm thí nghiệm. Tuy nhiên, ở nồng độ 0,2% thì cho hiệu quả ức chế sự phát triển của sợi nấm cao nhất, đạt 82,9% sau 11 ngày nuôi cấy so với đối chứng không xử lý chế phẩm..

3.2. Thí nghiệm thử hiệu lực của chế phẩm VNECO đối với nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng thanh long

Tiến hành đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm với nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng thanh long, kết quả bảng 2 cho thấy rằng khi sử dụng thuốc ở cả 3 nồng độ 0,1%, 0,15% và 0,2% đều cho hiệu quả cao trong việc ức chế sự phát triển của sợi nấm, đạt 83,5 – 90,9 % sau 3 ngày nuôi cấy.


Bảng 2. Hiệu lực của chế phẩm VNECO đối với nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng thanh long

Công thức thí nghiệm Đường kính tản nấm (cm)
Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 3 ngày HQ (%)
VNECO nồng độ 0,1% 0,68 1,18b 1,90c 83,5
VNECO nồng độ  0,15% 0,68 1,09b 1,57b 87,4
VNECO nồng độ 0,2% 0,68 1,06b 1,27b 90,9
Anvil 0,2% 0,50 0,5a 0,82a 96,2
Đ/C (không XL thuốc) 1,04 6,27c 9,00d
LSD5% 0,69 0,14 0,13

 

3.3. Thí nghiệm thử chế phẩm chitosan đối với nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng thanh long

Bảng 3. Hiệu lực của thuốc chitosan đối với nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng thanh long

 

Công thức thí nghiệm Đường kính tản nấm (cm)
Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 3 ngày HQ (%)
VNECO nồng độ 0,1% 1,54c 1,81c 2,52d 76,2
VNECO nồng độ  0,15% 1,67c 1,57b 1,91c 83,4
VNECO nồng độ 0,2% 1,11b 1,39b 1,66b 86,4
Anvil 0,2% 0,72a 0,74a 0,77a 96,8
Đ/C (không XL thuốc) 4,60d 8,10d 9,00e
LSD5% 0,16 0,23 0,23  

Kết quả bảng 3 cho thấy, sử dung chế phẩm chitosan ở cả 3 liều lượng đều cho hiệu quả tốt trong việc ức chế sự phát triển của sợi nấm, sau 3 ngày nuôi cấy hiệu quả đạt từ 76,2% – 86,4%.

3.4. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của thuốc VNECO vào đất có nấm Fusarium trên đất tái canh cà phê Đăk Lắk

Bảng 4. Hiệu lực của chế phẩm trong đất có nấm Fusarium sp. trên đất

tái canh cà phê ĐăkLắk

Công thức thí nghiệm Số khuẩn lạc nấm (cm)
Sau 3 ngày HQ (%)
VNECO nồng độ 0,1% 144,89c 30,9
VNECO nồng độ  0,15% 110,33b 47,4
VNECO nồng độ 0,2% 65,89a 68,6
Anvil 0,2% 150,89c 28,1
Đ/C (không XL thuốc) 209,78d
LSD5% 33  

 

Đánh giá hiệu lực của chế phẩm vào đất có chứa nguồn nấm Fusarium với mật độ bào tử là đồng đều ở các công thức làm thí nghiệm. Kết quả cho thấy, thuốc tỏ ra có hiệu quả khá tốt trong việc làm bất hoạt sự nảy mầm của bào tử nấm Fusarium, sau 3 ngày tiến hành nuôi cấy lại các bào tử trong các công thức làm thí nghiệm thì hiệu quả đạt 68,6% khi sử dụng thuốc ở nồng độ 0,2% (Bảng 4)..

3.5. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của chế phẩm VNECO với nấm Fusarium trên đất tái canh cà phê Đăk Lắk trên môi trường nhân tạo

Kết quả bảng 5 cho thấy, chế phẩm rất có hiệu lực với nấm Fusarium, ở tất cả các nồng độ dùng làm thí nghiệm thì chế phẩm đều cho hiệu quả rất cao, đạt 90,9%- 93,4% sau 6 ngày làm thí nghiệm.

 

Bảng 5. Hiệu lực của chế phẩm VNECO với nấm Fusarium sp. trên đất tái canh cà phê Đăk Lắk trên môi trường nhân tạo

 

Công thức thí nghiệm Đường kính tản nấm (cm)
Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 4 ngày Sau 6 ngày HQ (%)
VNECO nồng độ 0,1% 0,70a 0,82a 1,22bc 1,27b 90,9
VNECO nồng độ  0,15% 0,67a 0,76a 1,11ab 1,14a 92,5
VNECO nồng độ 0,2% 0,67a 0,74a 1,07a 1,06a 93,4
Anvil 0,2% 0,73a 0,84a 1,31c 1,64c 86,6
Đ/C (không XL thuốc) 1,52b 3,27b 6,38d 9,00d
LSD5% 0,55 0,80 0,12 0,12  

3.6. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của chế phẩm VNECO với nấm Phytophthora gây bệnh chết nhanh hồ tiêu trên môi trường nhân tạo

Bảng 6. Hiệu lực của chế phẩm với nấm Phytophthora gây bệnh chết nhanh hồ tiêu trên môi trường nhân tạo

Công thức thí nghiệm Đường kính tản nấm (cm)
Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 5 ngày HQ (%) Sau 7 ngày HQ (%)
VNECO nồng độ 0,1% 0,68a 0,85a 1,12ab 88,7 1,56b 87,5
VNECO nồng độ  0,15% 0,68a 0,81a 1,37b 84,2 1,68c 86,1
VNECO nồng độ 0,2% 0,70a 0,77a 1,04a 90,2 1,24a 91,3
Agri-fos 400EC 0,5% 0,90a 1,46b 3,10c 52,6 5,00d 47,1
Đ/C (không XL thuốc) 1,82b 2,84c 5,99d   9,00e
LSD5% 0,86 0,17 0,27   0,11  

Kết quả thí nghiệm (Bảng 6) cho thấy ở tất cả các nồng độ sử dụng làm thí nghiệm chế phẩm đều có hiệu lực cao hạn chế sự sinh trưởng của nấm Phytophthora. Sau 5 ngày làm thí nghiệm thì hiệu quả đạt từ 88,7% – 90,2% và đạt từ 87,5% – 91,3% sau 7 ngày tiến hành thí nghiệm.

3.7. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của VNECO với nấm Phytophthora gây bệnh chết nhanh hồ trong các cốc bẫy nấm bằng cánh hoa hồng

Bảng 7: Hiệu lực của chế phẩm VNECO với nấm Phytophthora gây bệnh chết nhanh hồ trong các cốc bẫy nấm bằng cánh hoa hồng

Công thức thí nghiệm Số miếng hoa thả Số miếng mất mầu
Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 3 ngày HQ (%)
VNECO nồng độ 0,1% 20 0 0 0 100
VNECO nồng độ  0,15% 20 0 0 0 100
VNECO nồng độ 0,2% 20 0 0 0 100
Agri-fos 400EC 0,5% 20 0 0 0 100
Đ/C

(không XL thuốc)

20 0 11,67b 18b
LSD5%   0 3,84 2,82  

 

Tiếp tục đánh giá hiệu quả của chế phẩm với nấm Phytophthora bằng phương pháp sử dụng mồi bẫy là các miếng hoa hồng vào các cốc đất làm thí nghiệm với các nồng độ khác nhau, đất trong các côc đã được lây nhiễm nguồn nấm Phytophthora trước đó. Kết quả bảng 7 cho thấy ở tất cả các nồng độ làm thì nghiệm đều cho hiệu quả đạt 100% (không có miếng hoa nào mất màu).

3.8. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của VNECO với nấm Rhizoctonia solani gây bệnh khô vằn trên lúa

Qua đánh giá hiệu lực của thuốc đỏ với nấm Rhizoctonia gây bệnh khô vằn lúa cho thấy, ở tất cả các nồng độ làm thí nghiệm thuốc đều cho hiệu lực ức chế sự phát triển của sợi nấm rất tốt, đạt 84,2% – 86,9% sau 2 ngày làm thí nghiệm và số hạch nấm hình thành chỉ từ 0,67 – 2,11 hạch sau 5 ngày làm thí nghiệm (Bảng 8).

Bảng 8. Hiệu lực của chế phẩm VNECO với nấm Rhizoctonia solani gây bệnh

khô vằn trên lúa

CT Đường kính tản nấm (cm) Số hạch nấm sau 5 ngày
Sau 1 ngày Sau 2 ngày HQ (%)
0,1% 0,86b 1,84c 84,2 2,11a
0,15% 0,72ab 1,61bc 86,9 0,67a
0,2% 0,67a 1,40b 89,4 1,11a
Topxin-M 0,138% 0,68a 0,63a 98,5 0,00a
Đ/C

(không XL thuốc)

5,22c 9,00c 53,67b
LSD5% 0,17 0,24 7,73

3.9. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của VNECO với nấm Rhizoctonia  trên đất tái canh cà phê

Bảng 9: hiệu lực của chế phẩm VNECO với nấm Rhizoctonia trên đất tái canh cà phê

Công thức Đường kính tản nấm (cm) Số hạch nấm Sau 5 ngày
Sau 1 ngày Sau 2 ngày HQ (%) Sau 3 ngày HQ(%)
0,1% 0,50a 0,50a 100 0,50a 100 0a
0,15% 0,50a 0,50a 100 0,50a 100 0a
0,2% 0,50a 0,50a 100 0,50a 100 0a
Anvil 0,2% 0,52a 0,52a 99,7 0,52a 99,8 0a
Đ/C (không XL thuốc) 1,70b 7,47b 9,00b 114,33b
LSD5% 0,15 0,40 0,19 9,84

Bảng 9 trên cho thấy, ở cả 3 nồng độ làm thí nghiệm thuốc đều ức chế hoàn toàn sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia.

3.10. Thí nghiệm thử VNECO trong nước có chứa tuyến trùng trên đất tái canh cà phê

Bảng 10. Hiệu lực của chế phẩm VNECO trong nước có chứa tuyến trùng trên đất

tái canh cà phê Đăk Lăk

Công thức thí nghiệm Số TT làm TN Số tuyến trùng chết HQ (%)
  460 460c 100
VNECO nồng độ 0,1% 460 460c 100
VNECO nồng độ  0,15% 460 460c 100
Solvico 108 SE 0,2% 460 402,00b 83,3
Đ/C (không xử lý thuốc) 460 118,67a
LSD5%   26,98

Kết quả bảng 10 cho thấy, ở tất cả các nồng độ làm thí nghiệm đều cho hiệu quả rất tốt, toàn bộ số tuyến trùng đều bị chết sau 1 ngày làm thí nghiệm.

3.11. Thí nghiệm thử VNECO vào đất có chứa tuyến trùng trên đất tái canh cà phê Tiếp tục tiến hành đánh giá hiệu quả của thuốc đỏ vào đất có chứa tuyến trùng trên đất tái canh café, đất trên các công thức thí nghiệm đều được lây nhiềm một lượng tuyến trùng đồng đều nhau.

Kết quả bảng 11 cho thấy rằng, khi sử dụng thuốc ở nồng độ 0,2% thì thuốc cho hiệu quả cao nhất, đạt 70%, trong khi đó ở nồng độ 0,1%-0,15% thì chỉ cho hiệu quả tiêu diệt là 28,3 – 59,4%.


Bảng 11: Hiệu lực của chế phẩm VNECO trong đất có chứa tuyến trùng vùng tái canh cà phê Đăk Lăk

Công thức thí nghiệm Số tuyến trùng sống HQ (%)
  1509,67c 28,3
VNECO nồng độ 0,1% 853,67b 59,4
VNECO nồng độ  0,15% 631,67ab 70,0
Tervigo 020 EC 0,2% 365,00a 82,7
Đ/C (không xử lý thuốc) 2105,00d
LSD5% 332,28

 

  1. Kết luận

– Chế phẩm VNECO sử dụng ở nồng độ 0,2% cho hiệu quả ức chế sự phát triển của sợi nấm Pyricularia oxyzae gây bệnh đạo ôn cao nhất, hiệu lực đạt 82,9%.

– Chế phẩm VNECO ở cả 3 nồng độ 0,1%, 0,15% và 0,2% đều cho hiệu quả cao trong việc ức chế sự phát triển của sợi nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng thanh long, hiệu lực đạt 83,5 – 90,9 % .

– Chế phẩm chitosan ở cả 3 liều lượng đều cho hiệu quả tốt trong việc ức chế sự phát triển của sợi nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng thanh long, sau 3 ngày nuôi cấy lực đạt từ 76,2% – 86,4%.

– Chế phẩm VNECO ở nồng độ 0,2% có hiệu lực tới 68,6% hạn chế sự phát triển của nấm Fusarium trong đất tái canh cà phê Đăk Lawk. Các nồng độ khác nhau đều có hiệu lực ức chế sự phát triển với nấm Fusarium trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo rất cao, đạt 90,9%- 93,4% sau 6 ngày làm thí nghiệm.

– Chế phẩm VNECO ở các nồng độ 0,1%, 0,15% và 0,2% đều cho hiệu lực ức chế cao với sự phát triển của sợi nấm Phytophthora gây bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu, sau 5 ngày làm thí nghiệm thì hiệu quả đạt từ 88,7% – 90,2% và đạt từ 87,5% – 91,3% sau 7 ngày nuôi cấy. Không có sự hiển diện của nấm Phyophthora khi đất được xử lý chế phẩm (không thấy xuất hiện sự mất màu của cánh hoa hồng

– Chế phẩm VNECO các nồng độ 0,1%, 0,15% và 0,2% đều cho hiệu lực ức chế sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia gây bệnh khô vằn lúa rất tốt, đạt 84,2% – 86,9% sau 2 ngày làm thí nghiệm và số hạch nấm hình thành chỉ từ 0,67 – 2,11 hạch sau 5 ngày làm thí nghiệm. Chế phẩm VNECO ở cả 3 nồng độ làm thí nghiệm thuốc đều ức chế hoàn toàn sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia trên đất tái canh cà phê.

– Chế phẩm VNECO  ở các nồng độ khác nhau đều có hiệu lực 100% trừ tuyến trùng trong nước. Ở nồng độ 0,2%, chế phẩm VNECO có hiệu lực đạt 70% trừ tuyến trùng trong đất tái canh cà phê Đăk Lăk

 

Hà nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014

           Xác nhận của cơ quan                                                 Người viết báo cáo

 

 

 

             Nguyễn Văn Liêm                                                       Trần Ngọc Khánh

 


 

Báo cáo

Kết quả thực hiện mô hình trình diễn phân bón VnEco tại tỉnh Gia Lai

 

  1. Mụcđích– Yêu cầu

1/. Mục đích:

–  Cung cấp dinh dưỡng, theo dõi khả năng chống chịu với bệnh héo chết nhanh và héo chết chậm trên cây hồ tiêu của chế phẩm VNEco

2/. Yêu cầu:

– Chọn vườn tiêu khoảng4-5 năm tuổi trở lên, hiện trạng đang bị nhiễm bệnh héo chết nhanh, héo chết chậm ở mức 20-25 %.

– Hộ tham gia mô hình phải có điều kiện thực hiện, ham học hỏi kiến thức kỹ thuật, đồng ý làm theo các hướng dẫn kỹ thuật của quy trình.

– Chọn điểm thực hiện mô hình phải nằm trên vùng sản xuất tiêu trọng điểm của địa phương.

– Điểm thực hiện Mô hình thuận tiện cho việc đi lại để chămsóc, thăm quan, tuyên truyền.

 

  1. Nội dung và phương pháp thực hiện mô hình
  2. Vật liệu và đối tượng:

* Vật liệu:

–  Tiêu kinh doanh 4- 5năm trở lên.

– Phân bón chức năng VN Eco của Công ty TNHH Sinh thái Xanh Việt Nam

* Mụcđích:Cung cấp dinh dưỡng, tăng cường khả năng chống chịu với bệnh héo chết nhanh và héo chết chậm trên cây hồ tiêu.

  1. Nội dung thực hiện mô hình

2.1. Bố trí thí nghiệm mô hình

Thí nghiệm đượcbốtrí theo diện rộng, gồm 02 công thức, diện tích ô công thức 500trụ.

– Công thức 01: Theo tập quán của nông dân.

– Công thức 02: Áp dụng theo quy trình sửdụngchế phẩm VN Eco của công ty TNHH Sinh thái xanh Việt Nam

2.2. Quy trình sử dụng chế phẩm VN Eco của công ty TNHH Sinh thái xanh Việt Nam trên cây hồ tiêu cụ thể như sau:

– Xử lý chếp hẩmVN Eco với nồng độ 0,15 % ; phương pháp sục gốc 5 lít nước thuốc/trụ ( chú ý không được phun lên cây), xử lý 4lần, mỗi lần xử lý cách nhau 30 ngày.

+ Lần 1vào tháng 9

+ Lần 2 vào tháng 10

+ Lần 3 vào tháng 11

+ Lần 4 vào tháng 12

+ Lần 5 tưới nước lần 2 cho hoa nở năm sau

+ Lần 6 Sau lần tưới nước lần 2 là 30 ngày

3. Phương pháp theodõi:

– Quan sát, ghi nhận,  điều tra 5 trụ cố định trên ô của mỗi công thức.

+ Đối với bệnh trên mặt đất gây hại lá, thân, cành, quả: Theo dõi định kỳ 15 ngày/lần. Theo dõi ở tầng giữa trụ theo 4 hướng phân bố đều (Lá: theodõi 20 lá, Quả; theo dõi 5 chùm quả); Cành theodõi 4 cành cố định; Thân: theo dõi toàn bộ thân chính /trụ.

+ Đối với bệnh dưới mặt đất:Theo dõi định kỳ 15 ngày/lần;  Đào hố tại điểm tán vuông gốc với mặt đất;  Mỗi công thức điều tra 3 trụ; mỗi trụ điều tra 01 hố ( 20 x 20 x 25) phân bố đều theo hình chiếu vuông góc của tán cây.

4.  Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm:

          Xác định tỷ lệ bệnh trước xử lý và sau mỗi lần xử lý.

– Đối với bệnh trên thân, cành, lá,  quả:

Số lá, chùm quả, cành, thân điều tra bị hại

+ Tỷ lệ lá, quả, cành bị hại   =                                                                  x 100

Tổng số lá, chùm quả, cành, thân điều tra

 

– Đối với bệnh dưới mặt đất:

Tổng số rễ bị bệnh

Tính tỷ lệ % rễ bị bệnh =

Tổng số rễ điều tra

 

– Đối với tuyến trùng rễ:

Tổng số rễ bị nhiễm tuyến trùng

+ Tỷ lệ % rễ bị gây hại =                                                                         x 100

Tổng số rễ điều tra

–  Năng suất thực thu: Tính  kg/trụ và lợi  nhuận kinh tế.

 

III. Kết quả thảo luận

  1. Thực trạng sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai

 

1.1. Diện tích trồng tiêu hiện tại

 

Bảng 01: Diện tích tiêu của tỉnh Gia Lai đến tháng 9/2016

 

TT Địa phương Tổng diện tích (ha) Trong đó phân theo từng chu kỳ (ha)
Trồng mới năm 2016 DiệnKTCB Diện tích KD
1 HuyệnChưSê 3.881,9 262,0 1.312,0 2.438,0
2 HuyệnĐăkĐoa 3.287,8 428,0 1.903,0 1.017,0
3 HuyệnChưPưh 2.828,4 227,2 502,0 2.272,0
4 HuyệnChưPrông 2.659,0 100,0 788,0 1.771,0
5 HuyệnMang Yang 1.363,5 114,2 610,0 716,0
6 HuyệnĐứcCơ 620,6 136,0 295,0 320,0
7 HuyệnIaGrai 506,0 220,0 186,0 320,0
8 Tp. Pleiku 319,0 200,0 119,0 200,0
9 HuyệnChưPăh 217,8 112,0 84,0 122,0
10 HuyệnKBang 58,0 36,0 20,0
11 Huyện Kong Chro 54,0 32,0 22,0
12 HuyệnPhúThiện 12,0 3,0 9,0
13 HuyệnĐăkPơ 3,0 2,0 1,0
Tổng 16.899,4 1.799.4 5.872,0 9.228,0

 

Hiện tại đã có 13/17 huyện, thành phố có trồng cây hồ tiêu. Tính đến ngày 20/9/2016 diện tích (DT) cây hồ tiêu toàn tỉnh ước đạt 16.899,4 ha; trong đó: Tiêu trồng mới năm 2016 là 1.799,4ha; tiêu KTCB 5.872ha; Tiêu kinh doanh là 9.228ha .

Tình hình hạn hán trong năm 2016 làm ảnh hưởng đến 2076,9ha cây hồ tiêu, trong đó: Diện tích mất trắng là 308,7ha; giảm năng xuất từ 30-70 % là 1.678,3ha; giảm năng xuất <30 % là 89,9ha.

 

1.2. Tình hình sâu bệnh hại chính trên cây hồ tiêu

 

1.2.1Tình hình bệnh chết nhanh hại hồ tiêu

 

Bảng 02 Diện tích nhiễm bệnh héo chết nhanh ở các địa phương đến ngày 14/10/2016

 

Huyện, TP

Diệntíchnhiễmbệnh ở cácmức (ha)

Tổng DTN

DTN nhẹ

DTN trungbình

DTN nặng

Pleiku

47,5

46,0

1,0

0,5

ChưPrông

240,0

0,0

180,0

60,0

ĐứcCơ

52,2

0,0

38,0

14,2

ChưSê

11,8

11,8

0,0

0,0

ChưPưh

41,7

28,0

11,6

2,1

Mang yang

2,0

0

0

2,0

Tổng

395,2

85,8

230,6

78,8

 

 

Tính đến ngày 14/10/2016. Bệnh héo chết nhanh có tổng diện tích nhiễm 395,2ha tương đương cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ năm 2015 có DTN là 699,7ha); DTN tập trung chủ yếu ở huyện Chư Prông, Đức cơ, Chư Pưh, , Chư Sê, Mang Yang. (xem phụ lục 2)

 

1.2.2.Bệnh chết chậm hại hồ tiêu

Bảng 03: Diện tích nhiễm bệnh vàng lá chết chậm ở các địa phương đến ngày 14/10/2016

 

Huyện, TP Diệntíchnhiễmbệnh ở cácmức (ha)
Tổng DTN DTN nhẹ DTN trungbình DTN nặng
Mang Yang 397,95 0,0 0,0 397,95
Pleiku 71,0 40,0 20,0 11,0
ChưPrông 480,0 0,0 350,0 130,0
ĐứcCơ 208,8 0,0 104,4 104,4
ChưSê 374,9 374,9 0,0 0,0
ChưPưh 1108,0 554,0 277,0 277,0
ĐăkĐoa 270,0 210,0 40,0 20,0
IaGrai 128,5 110,0 16,5 2,0
Tổng 3.039,15 1.288,9 807,9 942,35

 

Tính đến ngày 14/10/2016 bệnh vàng lá chết chậm DTN trong toàn tỉnh 3.039,15 ha, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2015 (2.338,2 ha). Diện tích nhiễm tập trung nhiều ở các huyện Chư Pưh, Chư Sê, Chư Prông, Đức Cơ, Đăk Đoa.

1.2.3 Tuyến trùng hại rễ

 

Bảng 04:Diện tích nhiễm tuyến trùng rễ  ở các địa phương đến ngày 14/10/2016

 

Huyện, TP Diện tích nhiễm bệnh ở các mức (ha)
Tổng DTN DTN nhẹ DTN trungbình DTN nặng
Mang Yang 397,95 132,65 132,65 132,65
Pleiku 40,0 30,0 10,0 0,0
ChưPrông 720,0 240,0 240,0 240,0
ĐứcCơ 208,8 0,0 104,4 104,4
ChưSê 374,9 374.9
ChưPưh 1108,0 554,0 277,0 277,0
ĐăkĐoa 370,0 290,0 80,0
Tổng 3.219,65 1.621,55 844,05 754,05

 

Tính đến 10/2016 tuyến trùng rễ gây hại diện tích nhiễm trên toàn tỉnh là3.199,6 ha, tương đương so với cùng kỳ năm 2015 (DTN 3.131,6ha).

 

1.3. Thực trang về cơ cấu giống:

Bộ giống tiêu hiện đang trồng được đúc kết, chọn lọc qua thực tiễn sản xuất trong nhiêu năm qua gồm các giống (Tên thường gọi ở địa phương): Vĩnh Linh, Phú Quốc, Lộc Ninh, Ấn Độ, Tiêu Sẻ, Tiêu Trâu….. Trong đó giống tiêu Vĩnh Linh chiếm 12.438 ha chiếm 82 % tổng diện tịch;  Lộc Ninh 758 ha chiếm 5 % tổng diện tích;  Phú Quốc 620 ha chiếm 5 % tổng diện tích; các giống khác 1.292 hachiếm 9 % tổng diện tích

 

  1. Kết quả theo dõi của mô hình

2.1. Thời gian xử lý thuốc mô hình

+ Lần 01: Xử lý ngày 5/9/ 2015

+ Lần 02: Vào ngày 08/10/2015

+ Lần 03: Vào 7/11/2015

+ Lần 04: 07/12/2015

+ Lần 5: 15/5/2016

+ Lần 6: 15/12/2016

Xử lý chếphẩmVN Eco với nồng độ 0,15 % ; phươngphápsục gốc 5 lít nước thuốc/trụ.

2.2. Tỷ lệ rễ bị thối do bệnh gây ra

 

Bảng 05: Diễn biến tỷ lệ rễ tơ bị bệnh qua các tháng điều tra trên ruộng mô hình và ruộng đối chứng làm theo tập quán nông dân

 

Tháng Hà Bàu, Đak Đoa Ia Kha, Ia Grai
Vườn mô hình Vườn đối chứng Vườn mô hình Vườn đối chứng
9/2015 57,3 56,8 25,1 25,4
10/2015 50,4 62,6 17,2 27,8
11/2015 43,7 61,3 16,3 28,3
12/2015 32,8 63,4 15,3 30,1
01/2016 28,6 62,3 13,2 32,6
02/2016 29,7 68,7 14,3 34,8
3/2016 26,3 64,6 15,1 35,7
4/2016 24,7 58,7 16,4 33,6
5/2016 22,6 55,6 14,2 31,8
6/2016 14,5 58,3 11,3 28,6
7/2016 12,7 59,5 8,7 27,7
8/2016 14,6 62,3 9,1 27,3

 

Kết quả theo dõi cho thấy trên mô hình được hướng dẫn phòng trừ theo  quy trình tỷ lệ rễ bị thối do nấm gây ra giảm qua các kỳ điều tra. Trong khi đó ở công thức thực hiện theo tập quán của nông dân bệnh làm thối rễ vẫn tiếp tục tăng, một số trụ tiêu đã bị thối gốc, vàng lá và bị rụng đốt. Đặc biết trong giai đoạn mùa khô công thức được xử lý VnEco có sức chống chịu hạn rất tốt, trong khi đó công thức không xử lý vườn có biểu hiện bị vàng, một số cây bị héo lá, tháo rụng đốt và chết.

Điều này chứng tỏ rằng mô hình áp dụng xử lý VnEco có hiệu quả tốt để phòng bệnh thối rễ cho cây tiêu và giúp cây chống chịu tốt trong mùa khô.

 

3. Tỷ lệ rễ bị tuyến trùng gây hại:

Qua kiểm tra trước khi thực hiện mô hình chúng tôi nhận thấy mô hình được lựa chọn để thực hiện trình diễn bị nhiễm tuyến trùng rễ gây hại khá nặng, kết quả điều tra theo dõi qua quá trình thực hiện mô hình được thể hiện ở bảng 6.

 

Bảng 06: : Diễn biến tỷ lệ rễ bị tuyến trùng rễ qua các tháng điều tra trên ruộng mô hình và ruộng đối chứng làm theo tập quán nông dân

 

Tháng Hà Bàu, Đak Đoa Ia Kha, Ia Grai
Vườn mô hình Vườn đối chứng Vườn mô hình Vườn đối chứng
9/2015 46,7 46,2 29,7 28,6
10/2015 42,6 47,8 26,6 30,2
11/2015 37,6 48,9 22,7 31,5
12/2015 33,8 47,3 19,3 29,7
01/2016 29,4 49,4 15,7 32,8
02/2016 28,6 52,7 14,2 33,6
3/2016 33,4 51,6 13,6 31,3
4/2016 32,7 48,3 14,7 32.6
5/2016 24,3 46,7 14,2 33,7
6/2016 22,6 45.4 12,6 35,6
7/2016 18,7 43,4 11,7 29,7
8/2016 14,3 44,6 13,4 28,6

 

Kết quả cho thấy sau khi xử lý VnEco bộ rễ của cây tiêu phát triển tốt, rễ mới ra nhiều nên đã làm giảm tỷ lệ tuyến trùng gây hại vào bộ rễ của cây tiêu.    Trong khi đó ở trên công thức thực hiện theo tập quán của nông dân tuyến trùng rễ tiếp tục gây hại với tỷ lệ khá cao so với vườn được xử lý VnEco.

Từ kết quả này nhận thấy rằng VnEco có tác dụng giúp cho cây hồ tiêu phát triển bộ rễ từ đó đã hạn chế sự gây hại của tuyến trùng đối với cây hồ tiêu.

  1. Các chỉ tiêu sinh trưởng

4.1 Độ dài cành và số lá trên cành

Bảng 7: Sự tăng trưởng chiều dài cành và số lá /cành qua các tháng theo dõi trên ruộng mô hình và ruộng đối chứng làm theo tập quán nông dân

 

Tháng

theo dõi

Hà bàu, Đăk Đoa Ia Kha, Ia Grai
Mô hình Đối chứng Mô hình Đối chứng
Dài cành (cm) Số lá/cành Dài cành (cm) Số lá/cành Dài cành (cm) Số lá/cành
9/2015 27,36 10,2 27,167 10,33 24,42 7,88 24,11 7,76
10/2015 28,64 11,7 28,25 9,36 25,75 9,46 24,79 8,16
11/2015 30,62 11,88 28,89 9,32 26,52 9,43 25,55 8,47
12/2015 31,51 13,01 29,16 9,53 27,508 10,69 25,67 8,36
1/2016 31,95 12,18 29,32 9,26 28,02 11,63 25,22 8,11
2/2016 31,82 11,02 29,18 7,78 28,58 11,12 25,71 8,03
3/2016 31,82 11,24 29,05 6,24 28,39 10,50 25,61 7,81
4/2016 31,89 10,87 29,42 6,15 28,54 10,14 25,82 7,12
5/2016 32,16 12,42 29,86 8,34 29.87 11,67 26.78 8,78
6/2016 33,22 13,26 31,27 9,26 32,18 12,39 27,34 9,22
7/2016 34,19 14,38 32,18 10,57 32,83 13,27 28,22 10,11
8/2016 34,69 15,21 32,47 10,63 33,26 14,22 29,46 11,65

 

Kết quả trên bảng 07 cho thấy:

Sự tăng trưởng chiều dài cành của cây hồ tiêu ở Mô hình thí nghiệm luôn cao hơn đối chứng qua các tháng theo dõi.

Số lá/cành của cây hồ tiêu ở Mô hình thí nghiệm cũng cao hơn hơn Mô hình đối chứng qua các tháng theo dõi.

Sự tăng trưởng của chiều dài cành và số lá/cành chậm dần vào các tháng trong mùa khô. Tuy nhiên trên ruộng mô hình bộ lá của cây hồ tiêu trong mùa khô ít bị rụng, số lá trên cành nhiều hơn, trong khí đó trên ruộng đối chứng lá trên cành ít và đã bị rụng nhiều.

4.2. Số chùm hoa, quả/cành và độ dài các chùm quả và tỷ lệ bị rụng chùm hoa, quả

 

Bảng 08: Số chùm hoa, quả/cành và độ dài các chùm quả và tỷ lệ bị rụng chùm hoa, quả ở ruộng mô hình và ruộng đối chứng qua các tháng điều tra

 

Tháng

theodõi

Hà bàu, Đăk Đoa Ia Kha, Ia Grai
Mô hình Đối chứng Mô hình Đối chứng
Số chùm hoa, quả/cành Độ dài chùm hoa, quả (cm) Tỷ lệ rụng chùm hoa, quả (%) Số chùm hoa, quả/cành Độ dài chùm hoa, quả (cm) Tỷ lệ rụng chùm hoa, quả (%) Số chùm hoa, quả/cành Độ dài chùm hoa, quả (cm) Tỷ lệ rụng hùm hoa, quả (%) Số chùm hoa, quả/cành Độ dài chùm hoa, quả (cm) Tỷ lệ rụng chùm hoa, quả (%)
5/2016 5,8 6,4 4,5 4,3 5,2 8,6 7,7 6,7 6,3 5,5 4,8 8,8
6/2016 9,6 7,8 6,8 7,3 7,1 12,7 10,7 7,5 8.9 8,2 6,5 11,5
7/2016 11,8 8,2 7,2 8,7 7,3 14,8 12,8 8,4 9,6 9,7 7,6 16,7
8/2016 10,2 8,3 5,6 8,1 7,4 11,8 11,6 8,6 5,7 8,6 7,7 14,8

 

Kết quả cho thấy số chùm hoa chùm quả và độ dài chụ hoa, quả trên vườn mô hình cao hơn so với vườn đối chứng. Tỷ lệ chùm hoa, quả trên vườn mô hình  thấp hơn so với vườn đối chứng.

5. Năngsuất:

 

Bảng 9: Năng xuất thực thu của mô hình theo quy trình và theo tập quán của nông dân

 

 

Chỉ tiêu

Năng xuất (kg)
Hà Bàu, Đăk Đoa Ia Kha, Ia Grai
Mô hình Đối chứng Mô hình Đối chứng
Bình quân trụ tiêu 3,3 2,7 4,2 3,8
 Năng xuất cho 1 ha 4.950,0 4.050,0 6.300,0 5.700,0

 

Qua kết quả ở bảng 09 cho thấy năng suất tiêu thực thu vườn làm mô hình cao hơn so với đối chứng.Năng xuất bình quân cho một trụ tiêu ở trên vườn mô hình cao hơn so với vườn đối chứng giao động từ 0,4-0,6 kg/trụ.

 

6. Kết luận

Chế phẩm sinh học VnEco của công ty TNHH Sinh thái Xanh Việt Nam pha nồng độ 0,15% dùng để xử lý cho cây hồ tiêu có tác dụng giúp cây tăng khả năng kháng bệnh, phục hồi bộ rễ bị nhiễm nấm bệnh và tuyến trùng gây hại.

Ở vườn được xử lý VnEco có sức chịu hạn tốt hơn vườn đối chứng không xử lý.

Ở vườn được xử lý VnEco có các chỉ tiêu sinh trưởng tốt hơn vườn đối chứng không xử lý.

Số chùm hoa, số lá /cành, tỷ lệ  % chùm hoa, chùm quả bị rụng ở vườn được xử lý VnEco thấp hơn so với vườn đối chứng không xử lý.

Năng xuất ở vườn được xử lý VnEco cao hơn so với vườn đối chứng không xử lý giao động từ 600kg-900kg/ha.

 

Gia Lai ngày 25 tháng 10 năm 2016

Phòng Bảo vệ thực vật                                                                                 Phó trưởng phòng

 

 

 

 

 

Bùi Văn Tý